• Sức khỏe Phụ nữ có thai
    • S?c kh?e Tr? em
    • Sự hiểu biết về nhóm sức khỏe      |      Dinh dưỡng khác biệt từ Uspro4U
    • Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 
      Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai có một vai trò rất quan trọng vì không chỉ giúp bảo đảm sức khỏe cho người mẹ trong khi mang thai, khi sinh và nuôi con sau sinh mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để bảo đảm cho thai nhi phát triển tốt và phòng tránh được một số khuyết tật.
      Phụ nữ mang thai có những thay đổi gì liên quan đến dinh dưỡng
      Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sự thay đổi trên hầu hết các cơ quan, trong đó, có những thay đổi liên quan đến dinh dưỡng như:
      Nhu cầu về năng lượng và các dưỡng chất đều gia tăng
      Sự hấp thu ở ruột tăng
      Chuyển hóa cơ bản giảm
      Có thể xuất hiện một số triệu chứng khó chịu do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể như chán ăn (một hoặc nhiều món ăn), buồn nôn, nôn, ợ nóng và bón.
      Những thay đổi trên sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự tăng cân của thai phụ.
      Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
      Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
      Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
      Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
      Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.
      Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ
      Nhu cầu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai như thế nào?
      Nhu cầu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai so với lúc không mang thai được so sánh theo bảng sau:

      Nhu cầu

      Phụ nữ bình thường

      Phụ nữ mang thai

      Năng lượng

      2200 – 2300 Kcal

      Thêm 350 Kcal

      Protein (g)

      55

      Thêm 15

      Can-xi (mg)

      500

      1000

      Sắt (mg)

      24

      30

      Vitamin A (mcg)

      500

      600

      Vitamin B1 (mg)

      0,9

      Thêm 0.2

      Vitamin B2 (mg)

      1,3

      Thêm 0,2

      Vitamin PP (mg)

      14,5

      Thêm 2,3

      Vitamin C (mg)

      70

      Thêm 10

      Chất đạm:
      - Một thai nhi cần rất nhiều chất đạm để có thể tăng trưởng và tích tụ protein.
      - Lượng đạm tăng thêm được khuyến nghị bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia là 15g mỗi ngày.
      - Nguồn đạm tốt cho thai phụ có trong hầu hết các thực phẩm dùng hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, phó mát, ngũ cốc và các loại đậu v.v…
      - Thai phụ cũng cần được cung cấp đầy đủ một số axit amin thiết yếu (như Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan và Valine) trong khẩu phần ăn hàng ngày vì cơ thể không thể tổng hợp được các axit amin này.
      Như vậy tăng lượng đạm là cần thiết để duy trì một thai kỳ thành công
      Chất sắt:
      - Thiếu máu do thiếu chất sắt rất thường gặp ở phụ nữ mang thai (chiếm từ 30-35%).
      - Biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt là da xanh, niêm mạc nhợt, cơ nhão, làm việc mau mệt và ưa buồn ngủ.
      - Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt khi có thai là: kết quả thai kỳ kém (không đạt được mẹ tròn con vuông), trẻ sinh ra nhẹ cân, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cao ở cả mẹ lẫn con.
      - Sắt là vi chất duy nhất được Tổ chức y tế thế giới khuyên nên bổ sung cho phụ nữ mang thai, mỗi ngày cần bổ sung từ 30 – 60mg sắt. Thời gian bổ sung kéo dài từ khi biết có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng. Nên uống viên sắt giữa các bữa ăn với các thức uống không phải là sữa, trà, cà phê.
      - Các thực phẩm giàu sắt bao gồm: các loại thịt, huyết, trứng, gan, tim, các loại rau lá có màu xanh đậm. Sắt có trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn sắt có trong thức ăn thực vật.
      Axít Folic (vitamin B9):
      - Axít Folic có vai trò quan trọng trong việc phân chia các tế bào: chúng tham gia trong quá trình tạo ra tế bào hồng cầu và giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thiện ống thần kinh của thai nhi.
      - Hậu quả của thiếu Axít folic là khiếm khuyết ống thần kinh gây ra thai vô sọ, thoát vị não – màng não, hở đốt sống và gai đôi cột sống.
      - Vì ống thần kinh của thai nhi được hình thành trong 4 tuần đầu của thai kỳ, nên việc bổ sung Axít folic phải được thực hiện ngay từ khi có ý định mang thai cho đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bổ sung axít folic giúp giảm được từ 50 đến 70% các dị tật do khiếm khuyết ống thần kinh gây ra.
      - Liều bổ sung là từ 0,4 – 0,8mg trong một ngày.
      - Thực phẩm có chứa nhiều axit folic là thịt bò, gan, giá sống, rau xanh, củ cải, bông cải, đậu nành v.v…
      Lưu ý: axit folic acid dễ bị hủy bởi nhiệt độ và ánh sáng mặt trời.

      Bổ sung DHA khi mang thai làm bé yêu thêm cứng cáp
      Các bà bầu bổ sung DHA có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của em bé và giúp bé chống chọi với bệnh cảm lạnh, một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Pediatrics (Nhi khoa) cho biết.
      Nhóm nghiên cứu đã phân chia ngẫu nhiên gần 1.000 phụ nữ Mexico vào hai nhóm, một được nhận viên bổ sung DHA hàng ngày và một nhận được giả dược (viên thuốc không có tác dụng) bắt đầu từ tháng thứ tư trở đi cho đến khi sinh.
      Theo Xinhuanet, ở 3 thời điểm được xem xét, thời gian mắc cảm lạnh của những trẻ có mẹ dùng DHA dường như đều ngắn hơn so với nhóm trẻ kia. Và ở thời điểm một tháng tuổi, các bé DHA có tỷ lệ bị cảm lạnh ít hơn 24%.
      Một tháng sau đó, khi kiểm tra các bé, nhóm nghiên cứu nhận thấy 38% trẻ có mẹ dùng DHA từng bị cảm lạnh trong 15 ngày trước đó, so với 45% ở nhóm trẻ sơ sinh có mẹ dùng giả dược. Khoảng cách này vẫn duy trì khi các bé được 3 tháng tuổi: 38 và 44%.
      Khoảng cách giữa hai nhóm trẻ rút ngắn lại trong những tháng sau đó, nhưng khi 6 tháng tuổi, nhóm trẻ DHA vẫn có các triệu chứng chảy nước mũi, sốt và khó thở ngắn hơn nhiều so với nhóm trẻ dùng giả dược.
      Các nghiên cứu trước kia đã chỉ ra rằng việc bổ sung DHA có thể cải thiện sức khỏe đường hô hấp và chức năng miễn dịch nói chung ở các bé sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng đây mới là nghiên cứu thứ hai cho thấy việc tiếp xúc với DHA trong tử cung cũng có hiệu quả tương tự.
      DHA là một acid béo không no cần thiết cho sự hoàn thiện hệ thần kinh, đặc biệt là thị giác. DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thủy sản. Nhóm acid béo omega-3 trong những thực phẩm này còn bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm viêm khớp.
    • Sản phẩm (Sức khỏe Phụ nữ có thai)