Hệ miễn dịch của cơ thể không thể hấp thu từ các chất tổng hợp được
Cơ thể chúng ta, và hệ thống miễn dịch của con người rất đặc biệt, không quen với việc nhận được chất dinh dưỡng trong các hình thức phân lập tổng hợp. Thay vào đó,chúng ta duy trì hệ thống miễn dịch cho cơ thể thông qua việc bổ sung các thực phẩm tự nhiên thúc đầy tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên cho cơ thể, và do đó một cách hấp thu các chất tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên để hỗ trợ miễn dịch hàng ngày, phòng ngừa chủ động làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách hoàn hảo. Một số thảo dược có chứa những hoạt chất sinh học có tác dụng tăng cường và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể như hoa cúc la mã...
Bổ sung vitamin C tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C là loại vitamin dễ hòa tan trong nước, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ tái tạo tế bào hồng cầu. Chức năng của vitamin C là sản xuất chất collagen, giúp cơ thể hấp thu chất sắt và liên kết các cấu trúc bộ phận trong cơ thể với nhau. Ngoài ra, vitamin C còn được gọi là acid ascorbic, có tác dụng như một hoạt chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào cơ thể, mô, thành mạch. Nhìn chung, một người trưởng thành bình thường cần 60mg Vitmin C mỗi ngày. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, hoặc tăng cường hoạt động, các tế bào miễn dịch cần được cung cấp thêm rất nhiều Vitamin C, nhu cầu này có thể tăng lên đến mức 1000mg/ ngày.
Tuy nhiên, Vitamin C chỉ mới thực hiện được một nửa công việc mà thôi. Để hoàn thiện chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch, cần phải có thêm sự hiện diện của kẽm. Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Không có kẽm, hoạt động của hệ miễn dịch cũng yếu đi, các tế bào trên bề mặt cơ thể cần kẽm để phát triển, hình thành hàng rào cơ học bảo vệ cho cơ thể. Vì vậy, khi thiếu kẽm, quá trình làm lành vết thương trên da sẽ chậm lại.
Kẽm và hệ miễn dịch
Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết, nó rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể. Có rất nhiều người không biết rằng, kẽm là nguyên tố vi lượng thật sự phổ biến trong cơ thể và có thể tìm thấy trong mọi tế bào. Chức năng bảo vệ tế bào sẽ không thể phát triển hoặc thực hiện không đầy đủ khi thiếu kẽm. Hệ “điều hành” kiểm soát hệ miễn dịch của cơ thể cũng cần có kẽm để giúp bảo vệ cơ thể. Hay nói các khác, kẽm đóng vai trò hỗ trợ hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể chúng ta. Kẽm cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể như chức năng thị giác, suy nghĩ, cảm nhận mùi vị của thức ăn, và giúp cả khả năng sinh sản. Kẽm cũng cần thiết trong suốt quá trình mang thai. Không có kẽm, nhiều quá trình sinh hóa rất cần thiết cho cơ thể, có sự tham gia của vitamin, không thực hiện được một cách hoàn hảo.
Một chế độ ăn nhiều hải sản và thịt có thể cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho bạn. Mặt khác, theo khuyến cáo của bác sĩ, việc cung cấp Kẽm thường phải đi kèm với cung cấp đầy đủ Vitamin C để phát huy tác dụng tốt nhất.
Vai trò của men vi sinh
Theo như kết quả của các cuộc nghiên cứu, 70-80% chức năng miễn dịch của cơ thể được tạo ra từ thành ruột. Sự thiếu hụt các vi khuẩn có lợi gây phá hủy hệ thống này. Probiotic không chỉ có vai trò quan trọng trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện hệ miễn dịch ban đầu, nó còn tham gia và có nhiều tác động quan trọng lên hệ miễn dịch trong suốt cuộc đời của một con người. Probiotic tác động đồng thời lên cả hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu của cơ thể. Với hệ miễn dịch không đặc hiệu, probiotic giúp giảm thiểu sự di chuyển của các vi khuẩn và chất lạ (kháng nguyên) từ ruột xấm nhập vào mạch máu. Nhờ đó giúp giảm nhiễm khuẩn và di dị ứng đối với các kháng nguyên trong thực phẩm.
Đối với hệ miễn dịch đặc hiệu, tác động của probiotic tương đối phức tap hơn. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành, và một số cơ chế tác động của probiotic lên hệ miễn dịch đã được phát hiện (Handbook of Probiotics and Prebiotics, 2nd edition. Yuan Kun Lee & Seppo Salminen. 2009; trang 396-398). Probiotic có vai trò không thể thiếu để tạo ra khả năng miễn dịch - kháng bệnh của cơ thể. Vì vậy ngoài tác dụng chữa trị các chứng bệnh do mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, viên đại tràng,….probiotic còn cần thiết cho mục đích tăng khả năng đề kháng giúp phòng ngừa bệnh tật. Với điều kiện hiện nay rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh nên việc chọn lựa một sản phẩm tốt để bảo vệ sức khỏe là cần thiết. Để có tác dụng tốt, nên chọn sản phẩm chứa nhiều chủng có tác dụng hiệp đồng (symbiotic) và được bảo vệ sống sót đến ruột ( điển hình là công nghệ bao Duolac) thì mới có hiệu quả.
Bí quyết tăng cường hệ miễn dịch vào thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa là cơ hội để các bệnh như cúm và cảm lạnh bùng phát. Hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây để tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe.
Bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết
Bạn có thể gặp ít vấn đề về sức khỏe hơn nếu bạn bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết. Cơ thể tự tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời, ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung vitamin D từ thực phẩm như các loại cá béo và sữa tăng cường. Tuy nhiên, vì hầu hết mọi người không nạp đủ lượng vitamin D cần thiết nên các chuyên gia thường khuyến nghị bổ sung vitamin D. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition chỉ ra rằng bổ sung vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nghiên cứu gồm hơn 300 trẻ em Nhật Bản cho thấy những trẻ bổ sung vitamin D hàng ngày (1.200 IU) ít bị nhiễm các vi-rút cúm thông thường hơn 40% so với những trẻ dùng giả dược. Bác sĩ Adit Ginde thuộc Trường Y Đại học Colorado cho biết các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng dưỡng chất này có thể giúp các tế bào miễn dịch xác định và phá hủy vi khuẩn, vi-rút gây bệnh. Vì vậy hãy đặt mục tiêu cung cấp ít nhất 1.000 IU vitamin D mỗi ngày (hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn muốn bổ sung thêm).
Đảm bảo lượng chất xơ hòa tan hàng ngày
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Brain, Behavior and Immunity, chuột ăn chế độ nhiều chất xơ hòa tan trong vòng 6 tuần phục hồi sau nhiễm khuẩn nhanh hơn so với chuột thực hiện chế độ ăn gồm chất xơ hỗn hợp. Chất xơ hòa tan - có nhiều trong các loại cam quýt, táo, cà rốt, đậu và yến mạch - giúp chống lại viêm nhiễm. Chất xơ không hòa tan - có trong lúa mì, ngũ cốc nguyên cám, các loại rau xanh nhiều lá - cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể nhưng dường như không có tác động tương tự đối với miễn dịch. Cố gắng tiêu thụ 25 - 38g chất xơ/ngày và nên chú trọng đến các dạng chất xơ hòa tan.
Hệ thống miễn dịch là người bạn tốt nhất giúp phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm khi mùa lạnh đến, mưa không dứt và gió lạnh ù ù. Bạn có biết cách tăng cường hệ thống miễn dịch? Nếu chưa, những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn.
Chế độ dinh dưỡng
Điều đầu tiên để có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh là chế độ ăn uống cân bằng, nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng. Có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau:
Nhiều probiotic: giúp tăng số lượng vi khuẩn có ích trong dạ dày, giúp hệ miễn dịch chống lại chứng đau bụng hành hạ.
Trà xanh – các amino axit có trong trà xanh sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tỏi – mặc dù tỏi không thể trực tiếp chữa bệnh cảm, nhưng thân tỏi chứa nhiều lưu huỳnh có thể giúp bệnh thuyên giảm, giúp nhanh chóng hồi phục.
Bổ sung vitamin: Bổ sung multivitamin hàng ngày chính là hàng rào bảo vệ an toàn cho hệ miễn dịch mạnh khỏe. Một số chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với hệ miễn dịch bao gồm xê len, vitamin A, C, D, E, kẽm, và ma giê.
Hãy khám phá sự khác biệt về hệ thống miễn dịch khi sử dụng các sản phẩm của uspharm tăng cường hệ miễn dịch nội sinh.