Mối liên quan giữa tăng cholesterol và bệnh tim mạch
Nồng độ cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim. Hầu hết lượng cholesterol toàn phần trong máu tạo ra LDL-C là loại cholesterol có hại.
ỡ trong máu tồn tại dưới hai dạng chính là cholesterol và triglycerid, vì vậy khi kiểm soát mỡ máu cần phải đánh giá đầy đủ những yếu tố: cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, triglycerid. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu kiểm soát được các yếu tố này trong những giới hạn sau đây thì sẽ phòng ngừa rất hữu hiệu bệnh xơ vữa động mạch: Cholesterol toàn phần dưới 200mg/100ml; LDL-C dưới 130mg/100ml; HDL-C trên 45mg/100ml; triglycerid trong khoảng 150-200mg/100ml. Giảm cholesterol trong máu cũng có thể gọi là giảm mỡ máu vì không chỉ có cholesterol trong máu mà cả triglycerid cũng cần phải giảm.
Nếu kết quả xét nghiệm cholesterol toàn phần dưới 200mg/100ml thì hoàn toàn bình thường, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ít.
Nếu cholesterol toàn phần ở mức từ 200 - 240mg/100ml là bắt đầu có dấu hiệu cao, những nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch đã có, nhưng cần phải làm thêm xét nghiệm LDL-C và HDL-C, đường máu, đo huyết áp... để đánh giá chính xác mức độ tiềm tàng của bệnh.
Nếu cholesterol từ 240mg/100ml trở lên thì có biểu hiện tăng cholesterol rõ rệt, có nguy cơ cao của bệnh xơ vữa động mạch, cũng cần phải đánh giá thêm các yếu tố như LDL-C, HDL-C, huyết áp, đường máu để có những biện pháp xử trí kịp thời.
Điều trị và kiểm soát cholesterol là mục tiêu phòng ngừa tốt bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các quốc gia công nghiệp.Chất acid béo Omega-3 đã xuất hiện thật đúng lúc, và đã được nhiều người xem như một vị cứu tinh đối với họ. Đúng vậy, rất nhiều nhà khoa học đã nhìn nhận tính chất tốt đẹp của Omega-3 trong việc phòng ngừa phần nào các bệnh về tim mạch.
Nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ DHA làm giảm lượng triglycerid máu, giảm loạn nhịp tim, giảm tỷ lệ bệnh động mạch vành, giảm chứng nhồi máu cơ tim. Nhóm acid béo omega-3-6-9 còn có tác dụng rõ rệt đối với bệnh cholesterol trong máu cao đơn thuần và rối loạn mỡ máu do yếu tố di truyền, làm hạ cholesterol và triglyceride trong máu, ngừa hiện tượng máu bị đóng cục (antithrombotic), ngừa nghẽn mạch vành và giúp điều hòa nhịp tim (antiarrythmic), nhờ đó tránh được nguy cơ chết bất đắc kỳ tử.
Hai loại omega-3 là Acid eicosapentenoic (EPA) và acid docosahexenoic acid (DHA). 2 loại acid này có tác dụng chống đông máu - nguyên nhân của bệnh tim, chứng loạn nhịp tim và sự khích động cũng như áp suất máu cao.
Theo nghiên cứu của Susanna C Larsson và đồng sự, công bố trên American Journal of Clinical Nutrition năm 2010 đã cho thấy chế độ ăn uống giàu Omega 3 làm giảm nguy cơ đột quỵ, trong khi chế độ ăn giàu cholesterol sẽ có nguy cơ gây đột quỵ
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 34.670 phụ nữ trong độ tuổi 49 - 83 sống tại Thủy Điển và không mắc bệnh về tim mạch
Kết quả:
• Trong khoảng thời gian 10,4 năm phát hiện 1680 ca đột quỵ, bao gồm 1310 ca nhồi máu não, 233 ca xuất huyết và 137 ca không xác định được nguyên nhân.
• Sau khi điều chỉnh với các nguy cơ đột quỵ khác, người ta thấy rằng chế độ ăn uống chứa nhiều acid béo Omega 3 sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ.
• Trong tổng số ca mắc đột quỵ, nguy cơ gây đột quỵ ở nhóm phụ nữ ăn ít cá (1 lần/tuần) cao hơn so với nhóm phụ nữ năn nhiều cá (trên 3 lần/tuần) là 84%.
• Chế độ dinh dưỡng giàu cholesterol có mối liên hệ với nguy cơ gây đột quỵ. Trong tổng số ca mắc đột quỵ, nhóm phụ nữ có chế độ ăn chứa nhiều cholesterol nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn so với nhóm phụ nữ có chế độ ăn chứa ít cholesterol là 1.2 lân. Tính trên số ca nhồi máu não, con số này là 1,29 lần.
• Tổng hàm lượng chất béo, chất béo bão hòa, không bão hòa, acid alpha – linoleic và omega 6 hấp thụ vào cơ thể sẽ không làm tăng nguy cơ đột quỵ.
(Theo Mdlinx)
Tài liệu tham khảo:
1. Lee JH, O’Keefe JH, Lavie CJ, Marchioli R, Harris WS. Omega-3 fatty acids for cardioprotection. Mayo Clin Proc 2008;83:324 –32.
2. Kris-Etherton PM, Harris WS, Appel LJ. and for the AHA Nutrition Committte. Omega-3 Fatty Acids and Cardiovascular Disease: New Recommendations From the American Heart Association (Các acid béo Omega-3 và bệnh tim mạch: Các khuyến cáo mới từ Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ). Arterioscler. Thromb. Vasc. Biol. 2003;23;151-152