• Thông tin sức khỏe Cẩm nang sức khỏe | Tin tức & sự kiện | Tuyển dụng | Tin hoạt động
    • Bộ Y tế ban hành chỉ thị về tăng cường an toàn tiêm chủng

      Bộ Y tế ban hành chỉ thị về tăng cường an toàn tiêm chủng

       

      Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BYT về việc tăng cường an toàn tiêm chủng và giám sát các phản ứng sau tiêm chủng.

       

      Theo chỉ đạo của Bộ trưởng, để tăng cường công tác an toàn tiêm chủng và giám sát các phản ứng sau tiêm chủng, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác tiêm chủng bảo đảm an toàn; tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong. Thành lập Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế. Tuyên truyền, giáo dục về các lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh và những rủi ro có thể gặp phải để người dân yên tâm, tin tưởng vào công tác tiêm chủng. Tổ chức tập huấn, cấp chứng nhận thực hành tiêm chủng an toàn cho các cán bộ y tế về các quy định tiêm chủng an toàn cả trong và ngoài tiêm chủng mở rộng. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tiêm chủng an toàn trên địa bàn.

      Bộ trưởng cũng yêu cầu Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực có kế hoạch cung cấp vắc xin, vật tư sử dụng trong TCMR trên phạm vi toàn quốc bảo đảm đạt tỉ lệ tiêm chủng cao và đúng tiến độ. Trực tiếp chỉ đạo, tham gia công tác giám sát phát hiện sớm, điều tra phản ứng sau tiêm chủng và có phương án xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Hướng dẫn và giám sát các cơ sở tiêm chủng thực hiện tiêm chủng an toàn.

      Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, phân tích các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, tham mưu kịp thời cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác khắc phục sự cố sau tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc; thẩm định, xét duyệt, cấp số đăng ký lưu hành, tăng cường quản lý chất lượng vắc xin, sinh phẩm y tế lưu hành tại Việt Nam. Đình chỉ hoặc không cho phép sử dụng các vắc xin, sinh phẩm y tế sử dụng trên phạm vi toàn quốc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ; kiểm tra giám sát hoạt động tiêm chủng trong hệ thống khám, chữa bệnh, chỉ đạo công tác xử trí cấp cứu khi có phản ứng sau tiêm chủng; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra hoạt động tiêm chủng trong phạm vi cả nước.

      Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế có trách nhiệm chỉ đạo về mặt chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương để bảo đảm chất lượng, an toàn trong công tác tiêm chủng, tổ chức chỉ đạo, tập huấn về các quy định tiêm chủng và cấp giấy chứng nhận tham dự tập huấn cho cán bộ tiêm chủng. Tăng cường giám sát định kỳ và đột xuất chất lượng, an toàn của vắc xin, sinh phẩm y tế; phối hợp với các phòng xét nghiệm quốc tế để kịp thời kiểm tra chất lượng vắc xin, sinh phẩm y tế có liên quan đến phản ứng sau tiêm chủng.

      Bộ trưởng yêu cầu các cơ sở tiêm chủng phải tư vấn đầy đủ cho gia đình hoặc người được tiêm chủng tác dụng, lợi ích và những rủi ro gặp phải khi tiêm chủng; Tiến hành khám sàng lọc theo quy định để loại trừ những trường hợp chống chỉ định; Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế và các phương tiện cần thiết khác để kịp thời xử lý các phản ứng sau tiêm chủng.

      Theo Bộ Y tế, sử dụng vắc xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất, hiện nay đã có khoảng 30 loại  bệnh truyền nhiễm có thể phòng bệnh bằng vắc xin. Tại Việt Nam sử dụng vắc xin bằng hình thức tự nguyện hoặc là được nhà nước bao cấp thông qua Chương trình TCMR. Bằng tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Nhiều bệnh không có ca tử vong nào từ sau năm 2005, Việt Nam đã đạt được các mục tiêu cam kết quốc tế là thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005. Tỷ lệ mắc các bệnh trong chương trình tiêm chủng như bệnh Ho gà, Bạch hầu, Sởi giảm rõ rệt. So sánh giữa năm 1985, năm bắt đầu triển khai TCMR và năm 2009, tỷ lệ mắc Ho gà giảm 543 lần, Bạch hầu giảm 433 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 69 lần….Các vắc xin dùng trong tiêm chủng được phép lưu hành tại Việt Nam đều đạt yêu cầu về tính an toàn và công hiệu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vắc xin vẫn có thể xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Việc giám sát phản ứng sau tiêm chủng để phát hiện sớm và xử trí các tai biến xảy ra sẽ góp phần làm giảm diễn biến nặng các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, giúp cho người dân yên tâm và tin tưởng vào việc tiêm chủng phòng bệnh.

       

      (Theo suckhoevadoisong.vn)

    • Các bài viết khác 
    • Thực phẩm giải nhiệt mùa nắng nóng
    • Thực phẩm giải nhiệt mùa nắng nóng
    • Suckhoedoisong.vn - Thời tiết nóng bức khiến ai nấy đều cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Một vài giải pháp trong ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp bạn giải nhiệt cho cơ thể.
    • Vai trò của sắt đối với thai phụ
    • Vai trò của sắt đối với thai phụ
    • Trong thời kì mang thai, cơ thể người mẹ đòi hỏi lượng chất dinh dưỡng rất lớn để nuôi cơ thể và duy trì sự phát triển của thai nhi. Trong đó sắt là thành phần đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình thai kì của phụ nữ.
    • Làm thế nào để tra cứu mã vạch xuất xứ từ Mỹ và Canada
    • Làm thế nào để tra cứu mã vạch xuất xứ từ Mỹ và Canada
    • Xuất xứ sản phẩm có thể hiện trên mã vạch hay không?
      Câu trả lời là không phải lúc nào cũng vậy, vì 2 hay 3 chữ số đầu của mã vạch chỉ cho biết nơi mà doanh nghiệp đăng ký mã vạch cho sản phẩm nào đó của họ mà thôi.
      Barcode có 2 chuẩn thông dụng: Chuẩn UPC-A và chuẩn EAN

      - Chuẩn UPC-A: Nếu các mặt hàng có barcode chuẩn UPC-A là hàng Mỹ 100% vì chuẩn này dành riêng cho thị trường Canada và Mỹ.
      - Chuẩn EAN: Đây là chuẩn được dùng cho toàn bộ thị trường còn lại như Châu Âu, Châu Á và nhiều quốc gia khác. Bạn nên dựa vào bảng sau để xác định:
    • MEN VI SINH KHÁC GÌ MEN TIÊU HÓA ?
    • MEN VI SINH KHÁC GÌ MEN TIÊU HÓA ?
    • Thời gian gần đây, nhiều bạn thường thắc mắc không biết men tiêu hóa và men vi sinh có gì khác nhau và công dụng của chúng đối với hệ tiêu hóa của trẻ? Liên quan đến chủ đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Phạm Thị Thu Hồ – Trưởng khoa Tiêu hóa- BV Bạch Mai, Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam.
    • BỔ SUNG CAN XI ĐÚNG CÁCH
    • BỔ SUNG CAN XI ĐÚNG CÁCH
    • Canxi là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, cung cấp đủ canxi giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển chiều cao. Việc bổ sung canxi phụ thuộc vào nhu cầu của từng độ tuổi và bảo đảm được bổ sung kèm lượng vitamin D cần thiết thì cơ thể mới hấp thu tốt chất này. Vậy bổ sung canxi thế nào cho đúng cách?
    • Vitamin của thế kỷ 21
    • Vitamin của thế kỷ 21
    • Ai cũng biết vitamin K (vit K) phối hợp với các yếu tố khác tạo ra thrombin biến fibrinogen (dạng hòa tan trong huyết tương) thành fibrin (dạng sợi máu không tan, có tác dụng cầm máu). Nhưng ít người biết, vit K còn có nhiều vai trò khác và được các nhà khoa học dự đoán là vitamin của thế kỷ 21.
    • CÓ PHÒNG ĐƯỢC HẠ CANXI MÁU?
    • CÓ PHÒNG ĐƯỢC HẠ CANXI MÁU?
    • Hạ canxi máu là tình trạng hay gặp ở người bình thường và thường các triệu chứng hết nhanh sau khi lượng canxi được bù đủ mà không để lại hậu quả gì đặc biệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hạ canxi máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
    • CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ GLUCOSAMIN
    • CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ GLUCOSAMIN
    • Bệnh lý thoái hóa khớp được chứng minh có sự lão hóa của tế bào sụn cùng với sự gia tăng phá hủy sụn của các men thoái giáng và nhiều yếu tố khác nữa. Vì vậy, glucosamin sulfate và một số sản phẩm bổ sung có được coi là thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp?